Kế toán các yếu tố cơ bản của sản xuất

Các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu Kế toán các yếu tố cơ bản của sản xuất nhé! 

Xem thêm:

Kế toán các yếu tố cơ bản của sản xuất

Kế toán tài sản cố định:

- Tài khoản sử dụng:

+ TK “TSCĐ hữu hình” (211)

+ TK “TSCĐ vô hình (213)

Kết cấu của hai tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Nguyên giá TSCĐ tăng lên.

Bên Có: Nguyên giá TSCĐ giảm xuống.

Dư Nợ: Nguyên giá TSCĐ hiện có.

+ TK “Hao mòn TSCĐ” (214)

Kết cấu của tài khoản này như sau:

Bên Nợ: Giá trị hao mòn của TSCĐ giảm xuống.

Bên Có: Giá trị hao mòn của TSCĐ tăng lên.

Dư Nợ: Giá trị hao mòn hiện có của TSCĐ.

Giữa TK 211, 213, 214 có mối liên hệ:

Số dư TK 211, 213 - Số dư TK 214 = Giá trị còn lại.

Khi lên BCĐKT thì hao mòn TSCĐ được ghi bên tài sản và ghi số âm.

- Phương pháp phản ánh:

+ Tăng TSCĐ:

. Khi mua sắm TSCĐ, kế toán căn cứ vào nguyên giá, thuế GTGT nộp khi mua TSCĐ và số tiền thanh toán để phản ánh:

Nợ TK 211 “TSCĐ hữu hình” hoặc TK 213 “TSCĐ vô hình”.

Nợ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”.

Có TK 111 “Tiền mặt”.

Hoặc Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”.

Hoặc Có TK 331 “Phải trả cho người bán”.

+ Giảm TSCĐ: Khi giảm TSCĐ do nhượng bán hoặc thanh lý sẽ ghi:

Nợ TK 214 “Hao mòn TSCĐ” -> Giá trị đã hao mòn.

Có TK 821 “Chi phí bất thường: -> Giá trị còn lại.

Có TK 211 “TSCĐ hữu hình -> Nguyên giá.

+ Khấu hao TSCĐ là phần giá trị của TSCĐ chuyển vào chi phí của các đối tượng sử dụng biểu hiện dưới hình thức tiền tệ.

Kế toán khấu hao TSCĐ sử dụng TK 214 “Hao mòn TSCĐ”, kết cấu của TK 214 đã giới thiệu ở trên.

+ Hàng tháng, khi tiến hành trích khấu hao TSCĐ, kế toán sẽ ghi:

Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”.

Nợ TK 641 “Chi phí bán hàng”.

Nợ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.


Có TK 214 “Hao mòn TSCĐ”.

Đồng thời kế toán còn ghi đơn bên Nợ TK 009 “Nguồn vốn khấu hao cơ bản” khoản khấu hao đã trích.

Kế toán vật liệu:

+ Kế toán vật liệu sử dụng TK 152 “nguyên liệu, vật liệu”. Kết cấu của TK này như sau:

Bên Nợ: Trị giá vật liệu nhập kho.

Bên Có: Trị giá vật liệu xuất kho.

Dư Nợ: Trị giá vật liệu tồn kho.

(1) Khi nhập vật liệu từ các nguồn khác nhau, kế toán phải căn cứ vào giá thực tế để nhập, thuế GTGT nộp khi mua và số tiền thanh toán để phản ánh:

Nợ TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”.

Nợ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”.

Có TK 111 “Tiền mặt”

Hoặc Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”.

Hoặc Có TK 331 “Phải trả cho người bán”.

(2) Khi xuất vật liệu sử dụng cho các đối tượng, căn cứ vào giá xuất kho và mức sử dụng cho từng đối tượng sẽ ghi:

Nợ TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.

Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”.

Nợ TK 641 “Chi phí bán hàng”.

Nợ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.


Có TK 152 “Nguyên liệu, vật liệu”.

Kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương.

- Kế toán tiền lương sử dụng tài khoản 334 “Phải trả công nhân viên”. Tài khoản này có kết cấu như sau:

Bên Nợ: Khoản tiền đã thanh toán cho CNV.

Bên Có: Khoản tiền phải thanh toán cho CNV.

Dư Có: Số tiền còn phải thanh toán cho CNV.

Phương pháp phản ánh:

+ Khi xác định số tiền lương phải thanh toán cho công nhân tính vào chi phí của các đối tượng có liên quan sẽ ghi:

Nợ TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.

Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”.

Nợ TK 641 “Chi phí bán hàng”.

Nợ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.

Có TK 334 “Phải trả công nhân viên”.

Kế toán BHXH, BHYT và KPCĐ sử dụng tài khoản 338 “Phải trả và phải nộp khác”. Kết cấu của tài khoản 338 như sau:

Bên Nợ: Số đã trả, đã nộp hoặc đã sử dụng.

Bên Có: Số phải trả, phải nộp hoặc trích lập được.

Dư Có: Số còn phải trả, phải nộp.

Phương pháp phản ánh.

Khi tính BHXH, BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định để tính vào chi phí sản xuất kinh doanh sẽ ghi:

Nợ TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.

Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”.

Nợ TK 641 “Chi phí bán hàng”.

Nợ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”.

Có TK 338 “Phải trả phải nộp khác”.
Share on Google Plus

0 nhận xét: