Khó khăn của doanh nghiệp mới thành lập áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp



Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định những doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 1/1/2014 được phải có 1 trong những điều kiện sau mới có thể áp dụng tính thuế theo PP khấu trừ. Cùng chúng tôi tìm hiểu Khó khăn của doanh nghiệp mới thành lập áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp.

Khó khăn của doanh nghiệp mới thành lập áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp
Xem thêm:
“Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, bao gồm:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ.
b) Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị trước khi thành lập (không bao gồm ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống của cơ sở kinh doanh không hoạt động vận tải, du lịch, khách sạn); tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ”
Theo đó những doanh nghiệp mới thành lập từ năm 2014 sẽ phải có hóa đơn chứng minh mua sắm tài sản cố định từ 1 tỷ trở lên mới được áp dụng tính thuế theo PP tính thuế khấu trừ (nếu đăng ký tự nguyện áp dụng). Điều này đang gây ra rất nhiều khó khăn cho những doanh nghiệp mới thành lập.
Việc phải chứng minh mua sắm tài sản cố định, máy móc có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên là điều hết sức vô lý, vì có rất nhiều các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh ví dụ như tư vấn, thiết kế, phần mềm, thiết kế website… hay những doanh nghiệp hoạt động sử dụng chất xám làm nguồn lực chính thì việc mua sắm tài sản cố định trên 1 tỷ là điều hết sức xa xỉ.
Hoặc kế cả những doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực sản xuất nhưng có tính chất thủ công như sản xuất đồ gỗ, nội thất …thì với họ việc mua sắm trang thiết bị trên 1 tỷ cũng là 1 điều rất khó có thể thực hiện được.
Nếu không được áp dụng phương pháp tính thuế theo PP khấu trừ, doanh nghiệp sẽ gặp những khó khăn gì:
Không được sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng: Hạn chế các đơn hang có yêu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng, đặc biệt là những doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp khấu trừ, chắc chắn sẽ không muốn hợp tác với những DN tính thuế trực tiếp
Phải áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp: Số thuế phải nộp được tính trực tiếp trên doanh thu của doanh nghiệp x nhân với tỷ lệ % theo quy định (Doanh nghiệp phát sinh doanh thu là phải nộp thuế – không được khấu trừ với thuế đầu vào như phương pháp tính thuế khấu trừ)
(Cách xác định số thuế phải nộp theo Phương pháp trực tiếp, mời các bạn tham khảo tại: Cách tính thuế phải nộp theo phương pháp trực tiếp)
Giá bán của hang hóa sẽ tăng cao hơn – mất khả năng cạnh tranh với những doanh nghiệp cũ (làm theo PP khấu trừ):
+ Vì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào nên doanh nghiệp phải hạch toán thuế GTGT đầu vào thành chi phí của doanh nghiệp => chi phí tăng => giá bán của hang hóa phải tăng để đảm bảo doanh thu và lợi nhuận
+ Ngoài ra, hang hóa bán ra còn phải chịu một mức phần trăm (theo quy định) thuế GTGT đầu ra => giá bán hang hóa tăng
Ngày 26/3/2014 Bộ tài chính ra công văn số 3795/BTC-TCT bổ sung them điều khoản: Các doanh nghiệp thành lập từ ngày 1/1/2014 đến hết ngày 28/2/2014 nếu đăng ký tự nguyện áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ sẽ vẫn được áp dụng tính thuế theo Phương pháp khấu trừ.
Vì vậy, từ ngày 1/3/2014 các doanh nghiệp mới phải chứng minh việc mua sắm tài sản cố định, thiết bị, máy móc (không bao gồm xe ô tô dưới 9 chỗ đối với những doanh nghiệp không hoạt động về lĩnh vực du lịch, khách sạn, vận tải).

Share on Google Plus

0 nhận xét: